Người đại diện theo pháp luật – Thuận trong khó ngoài
Bất kỳ công ty nào thành lập mới đều phải có người đại diện theo pháp luật (sau viết tắt là NĐDTPL). Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Vai trò của người đại diện theo pháp luật
– Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì người đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc ủy quyền. Theo Luật doanh nghiệp 2014 người đại diện doanh nghiệp là 1 cơ chế pháp lý đặc biệt đối với doanh nghiệp. Thông qua NĐDTPL để xác định tư cách hợp pháp của người thay mặt doanh nghiệp trong các giao dịch kinh tế, dân sự.
– Luật Doanh nghiệp và Bộ Luật dân sự 2015 có quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL của doanh nghiệp. Là người có “quyền sinh, quyền sát” của doanh nghiệp ít nhất là về mặt pháp lý thể hiện ra bên ngoài.
– NĐDTPL là người được giao phó các trách nhiệm cá nhân từ nhỏ nhất đến lớn nhất của doanh nghiệp. Chủ tịch hay Tổng giám đốc doanh nghiệp thì không có quyền đương nhiên được ký kết văn bản giao dịch với các đối tác.
Một doanh nghiệp bình thường thì không thể khuyết thiếu NĐDTPL, dù chỉ trong thời gian ngắn. Nếu khuyết thiếu sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ hoạt động, thậm chí rơi vào bế tắc. Tình trạng trống vị trí NĐDTPL hiện nay xảy ra khá phổ biến mà lý do thì đa dạng: chết, mất tích, cách chức, mất năng lực làm việc… trong khi chưa thể hoàn tất được thủ tục bổ nhiệm nhân sự mới và thay đổi đăng ký người đại diện theo pháp luật.
Tham khảo thêm tại đây:
Dịch vụ thành lập công ty uy tín tại Hà Nội
Dịch vụ làm Giấy phép bán lẻ rượu tại Tư vấn Luật L&K
2. Lý do cần có người đại diện theo pháp luật
NĐDTPL của doanh nghiệp có thể là người quản trị doanh nghiệp như Chủ sở hữu, chủ tịch công ty, chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên hợp danh, nhưng NĐDTPL cũng có thể là người điều hành doanh nghiệp, cụ thể là Giám đốc/Tổng giám đốc. Tuy nhiên mỗi mô hình có những nhược điểm khác nhau:
– Người quản trị kiêm điều hành đồng thời là NĐDTPL. Điều này tập trung quyền lực vào một cá nhân. Dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong điều hành và quản trị doanh nghiệp.
– Người quản trị là người đại diện theo pháp luật nhưng không kiêm điều hành doanh nghiệp: Tức là người điều hành không phải NĐDTPL. Điều này dẫn đến tình trạng vô hiệu hóa vai trò của người điều hành. Quyền điều hành của Giám đốc/ tổng giám đốc không còn là quyền đương nhiên theo luật mà phải dựa trên cơ sở ủy quyền của người đại diện theo pháp luật.
– Người điều hành là NĐDTPL nhưng không đồng thời là người quản trị: Người điều hành có quyền chủ động trong việc điều hành doanh nghiệp. Người quản trị có quyền cao nhất công ty nhưng lại không có quyền ký các hợp đồng, giao dịch mà phải nhận sự ủy quyền của NĐDTPL (nhiều khi chỉ là giám đốc thuê).
NĐDTPL theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014:
Luật doanh nghiệp 2014 cho phép công ty TNHH và cổ phần có thể có nhiều NĐDTPL . Lý do không phải là vì NĐDTPL phải giao dịch với chính mình hoặc ủy quyền cho người khác để ký Hợp đồng với chính mình mà công ty phải đặt ra chế độ hai NĐDTPL. Nguyên nhân là do Luật doanh nghiệp 2005 quy định gần như mọi giao dịch của doanh nghiệp phải được thông qua NĐDTPL, cơ chế này không hợp lý. Vì vậy, Luật đã tìm ra lối thoát bằng cách quy định nhiều NĐDTPL, điều này chỉ giải quyết phần bề nổi mà chưa xử lý triệt để vấn đề.
3. Xác định người đại diện theo pháp luật không dễ
– Một vấn đề quan trọng hàng đầu trong các giao dịch dân sự của doanh nghiệp là luôn phải xác định xem ai là người có thẩm quyền đại diện hợp pháp.
Xác định NĐDTPL theo Luật doanh nghiệp 2014:
– Nếu công ty chỉ có 01 NĐDTPL thì người đó phải là 1 trong 4 người sau theo quy định tại Điều lệ công ty và được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đkkd: Chủ tịch HĐQT, chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nếu công ty có từ 2 NĐDTPL trở lên thì có thể là các chức danah đó hoặc ít nhất là một trong số các chức danh đó.
– Đối với công ty cổ phần, nếu có từ 02 NĐDTPL trở lên thì bắt buộc phải là chủ tịch HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
– Đối với công ty hợp danh thì các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết bề hạn chế đó
– Đối với Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ có duy nhất chủ DNTN là NĐDTPL. Chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
———————————————————————————————————————
Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách. Ngoài ra, Tư vấn Luật L&K cung cấp các dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Các loại Giấy phép con. Tư vấn nội bộ, hợp đồng …. khi quý khách hàng có nhu cầu.
Tư vấn Luật L&K luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo.
Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn kịp thời, dịch vụ nhanh gọn, chính xác!
![]() |
CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆPĐịa chỉ : 311 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Điện thoại : 0983.621.859 Email: [email protected] Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! |
- Hồ sơ, thủ tục bổ sung thông tin cổ đông mới và cách chia lợi nhuận
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Thủ tục thay đổi tên công ty
- DOANH NGHIỆP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG LUẬT?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Quy định về mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020?
- Xây dựng và thông báo Thang bảng lương trong doanh nghiệp
- Có được bắt người lao động cam kết làm việc lâu dài cho công ty?
- Tổng hợp các công việc về lao động đối với doanh nghiệp mới thành lập
- Các đối tượng được quyền giao kết hợp đồng lao động
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015