Mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014

Mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014 như thế nào?

Luật doanh nghiệp 2014 quy định hai mô hình quản trị công ty cổ phần.

Nội dung tham khảo thêm:

Hợp đồng là gì?

– Dịch vụ thành lập công ty uy tín tại Hà Nội

– Mô hình quản trị doanh nghiệp đa dạng và linh hoạt

1. Mô hình thứ nhất: Vẫn duy trì cơ cấu tổ chức quản trị công ty cổ phần như Luật doanh nghiệp 2005

Gồm có:

– Đại hội đồng cổ đông

– Hội đồng quản trị;

– Ban kiểm soát;

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có ban kiểm soát. Như vậy trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông nhưng nếu có 1 hoặc 1 số cổ đông là pháp nhân sở hữu từ 50% tổng số cổ phần của công ty trở lên thì vẫn buộc phải có Ban kiểm soát hoặc phải theo mô hình quản trị thứ hai. Thành viên ban kiểm soát và Trưởng ban kiểm soát không cần phải là cổ đông của công ty.

2. Mô hình thứ hai: Mới được Luật Doanh nghiệp 2014 quy định

Gồm có:

– Đại hội đồng cổ đông

– Hội đồng quản trị;

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

Không có Ban kiểm soát. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị [Điểm b Khoản 1 Điều 134 Luật doanh nghiệp 2014].

Thành viên Hội đồng quản trị có thể là cá nhân, chứ không thể là pháp nhân, nên khi pháp nhân thay thế người đại diện đang giữ chức danh thành viên Hội đồng quản trị, thì người đại diện mới không đương nhiên là thành viên Hội đồng quản trị.

Thành viên độc lập Hội đồng quản trị cũng có thể giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị. Thậm chí toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị có thể không phải là cổ đông của công ty cũng không vi phạm quy định của pháp luật.

Công ty cổ phần được quyền tự chủ lựa chọn và áp dụng mô hình quản trị 1 hoặc 2. Việc áp dụng mô hình thứ hai (vừa phải có thành viên độc lập Hội đồng quản trị vừa phải có Ban kiểm toán nội bộ) là tăng thêm 1 sự lựa chọn cho công ty, chứ không phải là đơn giản hơn mô hình thứ nhất (phải có Ban kiểm soát).

3. Một số quy định mới và sự bất  hợp lý trong quy định về Mô hình quản trị công ty cổ phần

– Khi xét thấy cần thiết, chủ tịch Hội đồng quản trị tuyển dụng thư ký công ty để hỗ trợ Hội đồng quản trị và chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật và Điều lệ công ty [Khoản 5 Điều 152 Luật doanh nghiệp 2014] 

Bất hợp lý vì:

3.1 Quy định từ yêu cầu có Kiểm soát viên chuyển sang không có kiểm soát viên và ngược lại

– Quy định như vậy tạo ra sự chuyển tiếp quá bất ngờ, khác biệt. Nếu công ty có từ 11 cổ đông trở lên thì phải có Ban kiểm soát mà Ban kiểm soát phải có tối thiểu 3 -5 thành viên [Khoản 1 Điều 163 Luật doanh nghiệp 2014]. Trong khi đó nếu có 10 cổ đông trở xuống mà cổ đông là pháp nhân sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không cần có bất cứ kiểm soát nào.

3.2  Cách viết của Luật dễ gây nhầm lẫn

Trường hợp công ty có 10 cổ đông trở xuống mà cổ đông là pháp nhân sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không theo mô hình thứ nhất cũng không phải theo mô hình thứ hai. Thực chất là mô hình quản trị thứ ba. Cả ba mô hình đều có: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Khác nhau ở mô hình 1 có Ban kiểm soát, mô hình 2 không có nhưng phải có thành viên độc lập Hội đồng quản trị hoặc có Ban kiểm toán nội bộ, mô hình thứ 3 không cần có Ban kiểm soát hay thành viên độc lập Hội đồng quản trị và Ban kiểm toán nội bộ.

Mô hình quản trị thứ nhất hoặc thứ hai là bắt buộc đối với công ty có từ 11 cổ đông trở lên hoặc 10 cổ đông trở xuống đồng thời các cổ đông là pháp nhân sở hữu từ 50% tổng số cổ phần của công ty trở lên.

3.3 Quy định tỷ lệ 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập là quá ít

Nếu áp dụng thực tế thì hầu hết các công ty chỉ có 1 thành viên độc lập. Vì đa số các công ty chỉ có từ 3 – 5 thành viên Hội đồng quản trị. Trong khi nếu không có thành viên độc lập thì cần có 3 -5 thành viên Ban kiểm soát.

——————————————————————————————————————————————————————–

Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách. Ngoài ra, Tư vấn Luật L&K cung cấp các dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Các loại Giấy phép con. Tư vấn nội bộ, hợp đồng …. khi Quý khách hàng có nhu cầu.

Tư vấn Luật L&K  luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng của khách hàng là thước đo. 

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn kịp thời, dịch vụ nhanh gọn, chính xác!

CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Địa chỉ : 311 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại : 0983.621.859       Email: [email protected]

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Tin liên quan