Hướng dẫn khai báo hóa chất

Bạn kinh doanh, sản xuất hóa chất nhưng chưa biết hóa chất của mình có thuộc danh mục phải khai báo không. Bài viết này Tư vấn Luật L&K sẽ hướng dẫn Quý khách khai báo hóa chất.

Nội dung tham khảo liên quan:

Điều kiện xin Giấy phép kinh doanh hóa chất như thế nào?

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định 113/2017/NĐ-CP;

– Luật Hóa chất 2007;

2. Các trường hợp miễn trừ phải khai báo

– Danh mục hóa chất phải khai báo được ban hành tại Phụ lục V kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

– Hóa chất phải khai báo bao gồm các chất thuộc danh mục hóa chất phải khai báo và các hỗn hợp chứa các chất thuộc danh mục hóa chất phải khai báo được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP là hóa chất nguy hiểm trừ trường hợp được miễn trừ sau:

1. Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.

2. Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu.

3. Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ không áp dụng với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong công nghiệp.

4. Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.

5. Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

3. Hướng dẫn khai báo hóa chất nhập khẩu

1.Tổ chức cá nhân sản xuất hóa chất: có trách nhiệm khai báo qua chế độ báo cáo hàng năm.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Tạo tài khoản truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia:

– Tổ chức, cá nhân tạo tài khoản đăng nhập theo trên cổng thông tin đăng ký quốc gia bao gồm các thông tin, tệp đính kèm.

– Trường hợp cần làm rõ hoặc xác nhận thông tin, cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp các văn bản, chứng từ: thông tin, tệp đính kèm dạng bản in.

3. Thông tin khai báo

– Các thông tin khai báo theo mẫu quy định gồm: thông tin tổ chức, cá nhân khai báo, thông tin hóa chất nhập khẩu.

– Hóa đơn mua bán hóa chất;

– Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt.

– Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức cá nhân khai báo có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.

4. Giá trị pháp lý của chứng thư điện tử

– Tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo thông tin qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thông tin sẽ tự động chuyển đến hệ thống của Bộ Công Thương. Khi đó hệ thống của Bộ Công Thương sẽ tự động phản hồi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới tổ chức, cá nhân khai báo và cơ quan hải quan. Thông tin phản hồi như một bằng chứng xác nhận hoàn thành khai báo, làm cơ sở để tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan làm thủ tục thông quan;

– Thông tin phản hồi khai báo có giá trị pháp lý để làm thủ tục thông quan.

5. Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống

Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống,không thể khai báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trong thời gian chờ khắc phục sự cố, có thể thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua hệ thống dự phòng do Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo quy định.

6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia

Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin khai báo và các văn bản, chứng từ, dữ liệu điện tử trong bộ hồ sơ khai báo. Trường hợp thông tin khai báo không chính xác sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định hiện hành. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ bộ hồ sơ khai báo. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu 5 năm.

Lưu ý:

– Không áp dụng khi mua hóa chất trong lãnh thổ Việt Nam.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0369.131.905. hoặc Email: [email protected]  để nhận được sự tư vấn kịp thời và dịch vụ nhanh gọn, chính xác.

Tin liên quan