Hồ sơ cần để tiến hành giải thể doanh nghiệp tư nhân
Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, trì trệ, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cố gắng duy trì và phát triển, cạnh tranh thị trường, tuy nhiên nếu thực hiện toàn bộ các bước mà doanh nghiệp vẫn không phát triển và đứng vững được trên thị trường thì việc giải thể doanh nghiệp là một quá trình tất yếu của doanh nghiệp. Nắm bắt được điều đó Tư vấn Luật L&K Với phuơng châm “Chuyên nghiệp, hiệu quả, chính xác” là thước đo, “Thành công của khách hàng” là kết quả. Luật Thành thái luôn là đối tác tin cậy, đảm bảo để hoàn thiện các yêu cầu của khách hàng.
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp tư nhân
- Thành phần hồ sơ
1.1. Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp ;
1.2. Quyết định của Chủ doanh nghiệp về việc giải thể doanh nghiệp;
1.3. Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;
1.4. Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
1.5. Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).
1.6. Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.
1.7. Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).
1.8. Giấy chứng nhận của Cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu (nếu doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc con dấu);
1.9. Bản gốc Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN;
1.10. Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.
1.11. Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.
1.12. Văn bản đóng mã số hải quan (đối với doanh nghiệp đã mở tờ khai hải quan) hoặc văn bản xác nhận không mở tờ khai hải quan (đối với doanh nghiệp không mở tờ khai hải quan);
2. Căn cứ pháp lý
2.1. Luật Doanh nghiệp năm 2014.
2.2. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
2.3. Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp.
2.4. Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ V/v Hệ thống ngành kinh tế Việt nam.
2.5. Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2014 từ ngày 01/07/2015.
- Hồ sơ, thủ tục bổ sung thông tin cổ đông mới và cách chia lợi nhuận
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Thủ tục thay đổi tên công ty
- DOANH NGHIỆP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG LUẬT?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Quy định về mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020?
- Xây dựng và thông báo Thang bảng lương trong doanh nghiệp
- Có được bắt người lao động cam kết làm việc lâu dài cho công ty?
- Tổng hợp các công việc về lao động đối với doanh nghiệp mới thành lập
- Các đối tượng được quyền giao kết hợp đồng lao động
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015