Dịch vụ Thành lập hộ kinh doanh trọn gói tại Tư vấn Luật L&K

Khi bắt đầu kinh doanh, ngoài việc lựa chọn thành lập công ty, Quý khách có thể lựa chọn Đăng ký thành lập hộ kinh doanh (HKD) khi bắt đầu kinh doanh. Hộ kinh doanh có khá nhiều ưu điểm như thủ tục dễ dàng hơn, ưu đãi nhiều về thuế…. Trước khi thành lập HKD, bạn không thể bỏ qua các lưu ý quan trọng sau đây nhé.

1/ Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 

2/ Những lưu ý về thành lập hộ kinh doanh phải biết để tránh rủi ro

2.1 Đối tượng được đăng ký thành lập hộ kinh doanh

– Đối tượng được quyền đăng ký thành lập hộ kinh doanh là cá nhân hoặc hộ gia đình.

– Một công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự thì có quyền được đứng tên trên giấy đăng ký hộ kinh doanh của mình.

– Hoặc các thành viên trong 1 gia đình, nhóm bạn… muốn cùng nhau kinh doanh thì cũng có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh và người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ là người được thay mặt (đại diện) cho những người tham gia.

– Một người chỉ được đứng tên duy nhất 1 hộ kinh doanh trên phạm vi cả nước. Trường hợp một người đã có hộ kinh doanh, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng chưa tiến hành giải thể thì người này vẫn không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới (muốn đăng ký HKD mới phải giải thể HKD cũ).

2.2 Lưu ý về cách đặt tên hộ kinh doanh

– Bắt buộc hộ kinh doanh cũng phải có tên riêng – tên này phải đảm bảo 2 thành tố đó là: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”.

– Tên HKD không bao gồm những cụm từ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp, không được thêm vào các thành tố “công ty”, “doanh nghiệp”;

– Tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác trong phạm vi Quận (huyện);

– Không được sử dụng tên tiếng anh để đặt tên cho hộ kinh doanh, nếu muốn sử dụng tên tiếng anh phải đảm bảo giữa những kí tự phải có dấu chấm đi kèm.

– Để biết chắc chắn tên hộ kinh doanh của mình có được chấp thuận không thì khi nộp hồ sơ lên UBND quân/huyện sẽ biết rõ.

2.3 Lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh

– Một hộ kinh doanh cá thể chỉ được đặt tại một địa điểm duy nhất trên phạm vi toàn quốc và không được thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện như công ty.

– Trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc mượn thì cần phải xác minh rõ tại địa chỉ này từ trước đến nay đã có ai thành lập hộ kinh doanh ở đây chưa? Nếu có thì họ đã giải thể hộ kinh doanh này chưa? Để xác minh được điều này thì cần yêu cầu chủ nhà lên UBND quận/huyện để hỏi rõ về vấn đề có tồn tại  hộ kinh doanh này ở đây không? Trường hợp có hộ kinh doanh mà chưa giải thể thì chủ nhà có thể lên UBND quận yêu cầu giải thể hộ kinh doanh này với lý do chủ hộ kinh doanh đã bỏ đi và không còn hoạt động ở đây nữa.

– Địa chỉ đăng ký HKD không được là chung cư, trừ trường hợp là chung cư có chức năng làm văn phòng, kinh doanh thương mại.

– Địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập hộ kinh doanh.

2.4 Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần đáp ứng điều kiện đó trước khi kinh doanh

– Ngành spa (cắt tóc, gội đầu, massage mặt, làm móng, trang điểm): yêu cầu phải có chỗ giữ xe.

– Ngành thực phẩm: Phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mới hoạt động được.

– Ngành dạy yoga: yêu cầu phải có chứng chỉ bằng cấp có liên quan.

– Lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh trong chợ, chợ này ở khu vực quận/huyện này có thể thành lập được nhưng ở khu vực quận/huyện kia thì không đăng ký được. Hay mặt hàng này đăng ký ở sạp này được nhưng ở sạp khác không được. Điều này tùy thuộc vào đặc trưng cũng như cách bố trí của từng khu chợ.

2.5 Lưu ý về vốn điều lệ khi thành lập Hộ kinh doanh

– Luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với hộ kinh doanh.

– Đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng của mỗi người và tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề của HKD.

– Lưu ý việc chịu trách nhiệm về rủi ro của hộ kinh doanh là chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được). Nên khi quyết định đăng ký hộ kinh doanh thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.

– HKD nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao. Vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho HKD:

+ Vốn cao hay thấp

+ Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm

+ Mặt hàng của hộ kinh doanh này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không?

2.6 Lưu ý về số lượng lao động tối đa của hộ kinh doanh

Số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là 9 lao động. Trường hợp từ 10 lao động thì HKD phải tiến hành thành lập doanh nghiệp.

2.7 Lưu ý về ngành nghề đăng ký khi thành lập hộ kinh doanh

HKD muốn kinh doanh ngành nào thì thể hiện trên tờ khai đăng ký. Cơ quan đăng ký sẽ hướng dẫn cách thể hiện sao cho hợp lý.

2.8 Lưu ý về giấy tờ cần có để đăng ký thành lập hộ kinh doanh

– Hợp đồng thuê/ mượn nhà giữa chủ nhà và chủ HKD phải được ký trực tiếp, không qua trung gian.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có)

– CMND/ căn cước công dân/ hộ chiếu (sao y công chứng) không quá 3 tháng của chủ hộ và các thành viên (nếu có).

– Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng)

3. Dịch vụ thành lập Hộ kinh doanh tại Tư vấn Luật L&K

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về yêu cầu thành lập hộ kinh doanh.

Bước 2: Tư vấn sơ bộ về các vấn đề pháp lý liên quan, ký Hợp đồng dịch vụ giữa hai bên. Quý khách thanh toán 60% giá trị hợp đồng trước khi thực hiện hợp đồng.

Bước 3: Thực hiện Hợp đồng dịch vụ

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ gửi Quý khách ký;

– Nộp hồ sơ, sửa đổi bổ sung hồ sơ (nếu có)

– Nhận kết quả Giấy đăng ký hộ kinh doanh;

– Bàn giao kết quả tận nơi cho Quý khách.

– Quý khách thanh toán giá trị còn lại của hợp đồng;

– Thanh lý Hợp đồng;

Bước 4: Tư vấn và hỗ trợ các vấn liên quan trong quá trình hoạt động. Cập nhật và nhắc nhở Quý khách về những nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước

——————————————————————————————————————————————————————————————————

Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách. 

Tư vấn Luật L&K  luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng là thước đo. 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi Quý khách cần tư vấn:

Tư vấn Luật L&K 

– Tư vấn trực tiếp, nhanh chóng qua SĐT: 0983.621.859

– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: 311 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

– Tư vấn qua Email: [email protected]

– Tư vấn ngoài trụ sở Văn phòng: Liên hệ 0983.621.859 để đặt lịch gặp Luật sư tư vấn

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Tin liên quan