Đăng ký kinh doanh và hình thành doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp mới nhất

Đăng ký kinh doanh và hình thành doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp mới nhất như thế nào? Hãy cùng theo dõi nhé – Liên hệ tư vấn: 0814 393 779. Được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 và một số văn bản hướng dẫn, các điều kiện và thủ tục được nới lòng và đơn giản hóa hơn rất nhiều so với các quy định trước đó.

1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp thông thoáng

Luật Doanh Nghiệp (LDN) quy định doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh. Nếu đảm bảo các điều kiện theo quy định thì cơ quan đăng kí kinh doanh có nghĩa vụ phải thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài cần có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư (Luật đầu tư 2014).

LDN 2014 quy định điều kiện thành lập doanh nghiệp chỉ cần 2 đến 5 loại hồ sơ giấy tờ tối thiểu (Từ điều 20 đến Điều 23)

Nội dung “tụt hậu” của LDN 2014 là quy định người đăng kí thành lập doanh nghiệp phải nộp phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng kí kinh doanh. Tuy nhiên các thông tư và nghị định hướng dẫn đều chưa quy định trong trường hợp cụ thể nào thì có quyền yêu cầu. Thực tế Tư vấn Luật L&K thực hiện mở công ty tại một số Sở KH&ĐT cũng không cần nộp kèm.

2. Yêu cầu đăng ký kinh doanh đơn giản

LDN 2014 bãi bỏ việc ghi ngành nghề trên Giấy đăng kí kinh doanh. Do vậy muốn biết doanh nghiệp hoạt động những lĩnh vực nào, cần kiểm tra trên cổng thông tin đăng kí quốc gia.

Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải ghi đầy đủ ngành nghề khi thành lập doanh nghiệp.(Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Áp mã ngành cấp 4 theo Quyết định Số: 27/2018/QĐ-TTg.

LDN 2014 quy định cơ quan ĐKKD có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng kí doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho Doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và yêu cầu sửa đổi bổ sung. Thời hạn đăng kí kinh doanh được rút ngắn đáng kể so với 10 ngày làm việc được quy định ở LDN 2005. Thời gian cụ thể như sau:

Đăng ký kinh doanh: 03 ngày. Doanh nghiệp nộp hồ sơ online và được gửi biên nhận hợp lệ online.

Công bố Đăng kí kinh doanh: 01 – 02 ngày (nộp bản cứng và nhận kết quả). Bản cứng phải khớp với bản nộp online. Trường hợp DN nộp bản cứng không khớp với bản nộp online mà người nộp hồ sơ không thông báo với phòng ĐKKD thì được coi là giả mạo hồ sơ.

Công bố mẫu con dấu: 03 ngày

3. Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp chỉ có 5 nội dung

Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp gồm có 4 nội dung pháp lý quan trọng. Tuy nhiên phân tách ra thì bao gồm 05 nội dung:

Thứ nhất: Tên doanh nghiệp

Thứ hai: Mã số thuế doanh nghiệp

Thứ ba: Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

Thứ tư: Thông tin của người đại diện theo pháp luật (các thành viên hợp danh hoặc chủ doanh nghiệp)

Thứ năm: Vốn điều lệ (Riêng đối với công ty TNHH còn có thêm thông tin và tỷ lệ vốn góp của các thành viên)

4. Không phải đăng ký thuế, lao động và bảo hiểm

LDN năm 2014 quy định việc thực hiện đồng thời các thủ tục đăng kí doanh nghiệp với thủ tục về thuế, lao động và bảo hiểm. Doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh và thay đổi nội dung đăng kí kinh doanh tại sở KH &ĐT mà không cần thực hiện thủ tục đăng kí với thuế, BHXH… Cơ quan đăng kí kinh doanh có trách nhiệm gửi thông tin ĐKDN và thay đổi nội dung ĐKDN cho các cơ quan chức năng.

Về mẫu dấu: Đăng ký Tại cơ quan công an trước đây chuyển thành cơ quan đăng kí doanh nghiệp.

5. Nội dung không đăng ký kinh doanh cũng phải công khai

Doanh nghiệp phải thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Các nội dung phải công bố gồm 3 loại:

Thứ nhất: Toàn bộ nội dung trên Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Thứ hai: Nội dung ngành nghề kinh doanh (được cập nhật trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia)

Thứ ba: Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần là hai nội dung không được ghi trên Giấy chứng nhận ĐKKD cũng cần công bố.

Việc công bố thông tin đăng kí doanh nghiệp công khai trên trăng đăng kí doanh nghiệp quốc gia.

6. Phải làm 3 thủ tục đăng ký, thông báo và báo cáo thay đổi

 Trong một số trường hợp thay đổi sau Doanh nghiệp phải thông báo thay đổi thông tin:

– Đăng kí việc thay đổi: Khi thay đổi các nội dung trên Giấy chứng nhận ĐKKD đã được cấp.

– Thông báo thay đổi: Khi không thay đổi các nội dung trên Giấy chứng nhận ĐKKD đã được cấp. Nhưng thay đổi các nội dung đã ghi trên hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.( ví dụ như: Điều lệ, ngành nghề kinh doanh, …)

– Báo cáo thay đổi (Cập nhật): Khi có sự thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc CMT nhân dân, Hộ chiếu của thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên ban kiểm soát hoặc Giám đốc, Tổng giám đốc…

7. Hợp đồng thành lập doanh nghiệp không có quy định.

– LDN 2014 quy định người thành lập doanh nghiệp được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng kí doanh nghiệp.

+ Trường hợp được thành lập thì phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ Hợp đồng đã ký.

+ Trường hợp không được thành lập thì người ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm hoặc người thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm.

– Luật không quy định về Hợp đồng hợp tác thành lập doanh nghiệp. Trên thực tế nhiều cá nhân, pháp nhân tham gia thành lập vẫn ký các hợp đồng thành lập tương tự như liên doanh như đầu tư nước ngoài trước kia.

– Ngoài ra sau khi doanh nghiệp được thành lập cần thực hiện một số thủ tục sau: Công nhận tư cách cổ đông hoặc thành viên công ty, thông qua điều lệ. Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty, lập sổ đăng ký cổ đông/ thành viên. Cấp giấy chứng nhận cổ phần/ phần vốn góp…

Trên đây là những ý kiến tư vấn tham khảo của Tư vấn Luật L&K. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết:

CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Địa chỉ : 311 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, Hà Nội

Điện thoại : 0983.621.859       Email: [email protected]

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Tin liên quan