Có được phép nấu rượu thủ công tại nhà để bán không?
Có được phép nấu rượu thủ công tại nhà để bán không?
Xin chào Tư vấn Luật L&K! Tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Gia đình tôi Gia đình tôi có bí quyết nấu rượu rất ngon. Tôi muốn tự nấu rượu tại nhà để bán. Vậy tôi có được phép nấu không? Nếu có thì có phải đáp ứng điều kiện gì? Và thủ tục như thế nào? Mong nhận được phản hồi từ anh chị ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn! |
Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn cho Tư vấn Luật L&K, Vấn đề của Quý khách Tư vấn Luật L&K tư vấn như sau:
– Theo danh mục ngành nghề Kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư 2014 Kinh doanh rượu thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Tham khảo thêm tại đây:
>> Dịch vụ làm Giấy phép bán lẻ rượu tại Tư vấn Luật L&K
>> Dịch vụ làm Giấy phép bán buôn rượu tại Tư vấn Luật L&K
>> Quy trình xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công tại Tư vấn Luật L&K
Điều kiện kinh doanh rượu như sau:
Điều 9 Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu quy định về điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh như sau:
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nấu rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
Điều 20 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, cụ thể:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
+ Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,
+ Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.
– Thủ tục cấp giấy phép nấu rượu thủ công:
Khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định như sau:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép (ở đây là Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP)
+Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Như vậy, để mở cơ sở sản xuất thủ công, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện về sản xuất rượu thủ công và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công cho Cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết theo đúng trình tự pháp luật quy định như trên.
– Một số thủ tục liên quan khác
Ngoài ra để đáp ứng đầy đủ điều kiện về sản phẩm rượu lưu thông ra thị trường. Quý khách cần thực hiện một số thủ tục khác như:
– Đăng ký sử dụng mã số mã vạch;
– Kiểm nghiệm và tự công bố chất lượng sản phẩm rượu;
– Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (không bắt buộc);
– Ngoài ra trong quá trình xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công, Quý khách cần chuẩn bị một số hồ sơ sau:
+ Hợp đồng mua bán nguồn nguyên liệu đầu vào (gạo, men, nước….)
+ Hợp đồng mua bán máy móc, trang thiết bị….
+ Bản công bố men, giấy chứng nhận ATTP, ….
+ Phiếu xuất nhập hàng, hóa đơn, chứng từ chứng minh có giao dịch mua bán….
– Một số lưu ý sau khi được cấp Giấy phép nấu rượu thủ công
Sau khi được cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công Quý khách cần lưu ý:
– Duy trì các điều kiện sản xuất rượu; đảm bảo nguồn gốc đầu vào đạt tiêu chuẩn ATTP;
– Đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch theo quy định;
– Định kỳ 12 tháng Quý khách cần thực hiện mang mẫu sản phẩm rượu kiểm nghiệm lại theo quy định;
– Trong quá trình hoạt động, trường hợp thay đổi các thông tin trên Giấy phép rượu, Quý khách cần thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép.
Trên đây là những ý kiến tư vấn tham khảo của Tư vấn Luật L&K. Hy vọng mang lại Thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Mọi thắc mắc liên quan đến pháp lý, hãy liên hệ với Tư vấn Luật L&K theo thông tin dưới đây:
![]() |
CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆPĐịa chỉ : Phòng 201, Tầng 2 Tòa B10B, đường Nguyễn Chánh, phường Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại : 0814 393 779 Email: [email protected] Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! |
- Thủ tục góp vốn vào công ty bằng tài sản là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Một số lưu ý về chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản góp vốn
- Thời hạn thực hiện đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh cá thế
- Các loại thuế phải nộp đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh và doanh nghiệp
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Một số lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng lao động cần lưu ý
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản năm 2020
- Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản
- Những lưu ý cần biết khi sử dụng lao động nữ đang mang thai
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015