Cách thức trở thành thành viên trong doanh nghiệp

Thông thường, doanh nghiệp (DN) được hình thành đều có thành viên của doanh nghiệp. Tư cách thành viên có thể xác lập tại thời điểm thành lập mới hoặc trong quá trình hoạt động của DN.

1. Đối tượng có quyền trở thành thành viên

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức (CN, TC) đều có quyền trở thành thành viên của doanh nghiệp. Trừ trường hợp CN, TC đó bị hạn chế hoặc mất NLHVDS, NLPLDS.

2. Điều kiện trở thành thành viên

CN, TC để trở thành thành viên của DN cần đáp ứng các điều kiện về chủ thể được quy định tại Điều 18 LDN 2014 và một trong các điều kiện sau

– Góp vốn: cá nhân, tổ chức muốn trở thành thành viên có hoạt động góp vốn vào doanh nghiệp

Góp vốn là sự kiện pháp lý phổ biến nhất để hình thành nên tư cách thành viên DN. Góp vốn bản chất là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của Công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để TLDN hoặc góp thêm vốn điều lệ của DN đã được thành lập.

Mọi TC, CN đều có quyền góp vốn để trở thành thành viên của DN. Trừ những đối tượng được quy định tại Khoản 3 Điều 18 LDN.

– Nhận thừa kế, tặng cho phần vốn góp:

Thành viên của doanh nghiệp có quyền tặng cho hoặc để lại phần vốn góp của mình cho người khác. Tuy nhiên, người hưởng thừa kế hoặc nhận tặng cho có trở thành thành viên của công ty hay không còn phụ thuộc vào quy định trong điều lệ công ty.

– Nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp:

Thành viên công ty có quyền chuyển nhượng phần vốn góp và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu có thể dùng tài sản của mình để mua lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của thành viên đó. Tuy nhiên, đối với mỗi công ty sẽ có các điều kiện chuyển nhượng phần vốn góp khác nhau.

3. Thủ tục pháp lý

– Đối với thay đổi thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, thành viên trong Công ty TNHH thì công ty phải gửi thông báo tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký để đăng ký thay đổi thành viên theo quy định của LDN 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ – CP về Đăng ký doanh nghiệp.

Trong trường hợp việc tiếp nhận thành viên mới dẫn đến tăng thêm vốn điều lệ hoặc làm thay đổi cấu trúc doanh nghiệp, thì doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký thay đổi vốn điều lệ hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tùy từng trường hợp cụ thể.

– Đối với CTCP, Cơ quan đăng ký kinh doanh (CQĐKKD) chỉ quản lý cổ đông sáng lập của CTCP. Vì vậy, DN chỉ phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với CQĐKKD trong trường hợp góp thêm vốn dẫn đến tăng vốn điều lệ hoặc chuyển nhượng cổ phần dẫn đến thay đổi cổ đông sáng lập của công ty.

Trên đây là những tư vấn của Tư vấn Luật L&K về việc trở thành thành viên trong doanh nghiệp. Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào, xin vui lòng liên hệ đến Tư vấn Luật L&K theo hotline: 0961 961 043 hoặc email: [email protected]Tư vấn Luật L&K chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn và phục vụ tận tình.

Có thể tham khảo:

Thay đổi thành viên trong Công ty hợp danh

Thay đổi chủ sở hữu của Công ty TNHH 1 TV

Hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp

Tin liên quan