Các loại thuế Doanh nghiệp phải nộp là gì?
Các loại thuế Doanh nghiệp phải nộp là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây tại Tư vấn Luật L&K để nắm rõ hơn về các loại thuế mà Doanh nghiệp phải đóng.
Doanh nghiệp phải nộp tối thiểu 2 loại thuế và tối đa 9 loại thuế. Tùy ngành nghề và loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp phải nộp một số hoặc toàn bộ 09 loại thuế. Bao gồm:
+ Thuế Thu nhập doanh nghiệp,
+ Thuế giá trị gia tăng,
+ Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế tài nguyên,
+ Thuế bảo vệ môi trường
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp.
I. Các loại thuế doanh nghiệp
Thứ nhất: Thuế Giá trị gia tăng
Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013,2014 và 2016). Có 3 mức thuế suất thuế Giá trị gia tăng là 0%, 5%, 10%.
Tham khảo thêm:
Dịch vụ tư vấn Hợp đồng – tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp
Thứ hai: Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Được quy định trong trong Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016. Luật này còn quy định về 3 loại thuế là thuế chống bán phá giá (thuế nhập khẩu bổ sung), thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ (là hai loại thuế nhập khẩu bổ sung). Biểu thuế và mức thuế suất đối với thuế xuất nhập khẩu các loại thông thường và ưu đãi. Riêng thuế nhập khẩu còn có thêm loại ưu đãi đặc biệt. Luật quy định 211 nhóm hàng chịu thuế xuất khẩu với thuế suất từ 0 – 45%.
Thứ 3: Thuế Thu nhập doanh nghiệp
Quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (sửa đổi bổ sung 2013 và 2014). Thuế suất thuế TNDN là 20%. Riêng đối với hoạt động thăm dò, tìm kiếm khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% – 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Thứ 4: Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt từ 10 – 75% đối với 11 hàng hóa và từ 15 – 40% đối với 6 dịch vụ. (quy định cụ thể trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008).
Thứ 5: Luật Thuế tài nguyên năm 2009 (sửa đổi bổ sung năm 2014).
Thuế suất thuế tài nguyên từ 1 – 35% đối với 63 loại thuộc 9 nhóm tài nguyên (khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, dầu thô, khí tự nhiên, khí than, sản phẩm của rừng tự nhiên, hải sản tự nhiên, nước thiên nhiên, yến sào thiên nhiên, tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ quốc hội quy định.
Thứ 6: Thuế bảo vệ môi trường
Luật thuế bảo vệ môi trường 2010. Thuế suất thuế bảo vệ môi trường từ 10 đồng – 40.000 đồng/kg hoặc lít đối với 17 loại hàng hóa chịu thuế (như một số loại xăng, dầu, mỡ nhờn, than đá, túi ni lông, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho).
Thứ 7: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là 0,03% – 0,15% đối với đất ở, tùy theo loại đất và diện tích đất hoặc vượt hạn mức. Từ 0,15% – 0,2% đối với đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng, đất lấn, chiếm.
Thứ 8: Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993. Thuế sử dụng đất nông nghiệp được thu đối với doanh nghiệp, cá nhân sử dụng 3 loại đất là: Đất trồng trọt (đất trồng cây hàng năm và lâu năm), đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng trồng. Như vậy không phải nộp thuế khi sử dụng các loại đất nông nghiệp là đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất làm muối theo quy định của Luật đất đai 2013.
Ngoài ra các doanh nghiệp đều phải nộp lệ phí môn bài theo Luật phí và lệ phí năm 2015.
Gần như các doanh nghiệp đều phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Cá biệt chỉ có một mặt hàng xăng dầu, doanh nghiệp nhập khẩu có thể chỉ phải chịu tất cả 6 loại thuế: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp.
II. Một số điều khoản về phạt thuế doanh nghiệp
Được quy định tại Luật quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014, 2016). Theo đó, người nộp thuế chậm nộp thuế, thì phải nộp tiền phạt chậm nộp theo mức 0,05%/ ngày (18,25%/ năm) tính trên số tiền thuế chậm nộp. Nếu chậm quá 90 ngày thì phải nộp theo mức 0,07%/ ngày (25,55%/ năm); trường hợp nộp thiếu số tiền thuế phải nộp thì bị xử phạt 10 – 20% số tiền thuế khai thiếu. Trường hợp trốn, gian lận thuế thì bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền trốn thuế.
Đối với cá nhân:
– Trốn thuế từ 100 triệu trở lên có thể bị phạt hình sự với mức phạt tiền từ 100 triệu đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm.
– Cá nhân kinh doanh phải nộp các loại thuế tương ứng. Riêng thuế TNDN được thay bằng thuế thu nhập cá nhân. Thuế suất TNCN được là 0,5% đối với kinh doanh phân phối, cung cấp hàng hóa, 1% đối với hoạt động kinh doanh khác, 1,5% – 2% đối với hoạt động xây dựng, 2% đối với dịch vụ khác và 5% đối với cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đai lý sổ số, đại lý bán hàng đa cấp. Thuế suất thu nhập theo Biểu thuế lũy tiến từng phần gồm 7 bậc từ 5% – 35% đối với thu nhập từ 60 triệu đồng/ năm.
+ Thuế suất thu nhập đối với biểu thuế toàn phần như sau: 0,1% đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. 2% thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. 5% đối với thu nhập từ đầu tư vốn, bản quyền, nhượng quyền thương mại. 10% thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng. 20% từ thu nhập chuyển nhượng vốn (trừ chứng khoán).
Đối với pháp nhân:
– Phạm tội trốn thuế thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 10 tỷ đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 đến 3 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến vĩnh viễn.
– Doanh nghiệp cũng phải thực hiện trách nhiệm liên quan đến việc chi trả thu nhập cho cá nhân theo Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (sửa đổi bổ sung năm 2012 và 2014).
III. Các loại phí và lệ phí
Doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh còn có nghĩa vụ nộp các loại phí và lệ phí theo Luật phí và lệ phí năm 2015.
Có 216 loại phí, 108 loại lệ phí mà phần lớn liên quan đến doanh nghiệp. Trong số phí đó có phí trước bạ áp dụng đối với việc đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng 8 loại tài sản rất giống với thuế vì được tính theo tỷ lệ tương đối lớn, từ 0,5% – 20% trên giá trị tài sản.
Trên đây là những ý kiến tư vấn tham khảo của Tư vấn Luật L&K. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết:
![]() |
CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆPĐịa chỉ : 311 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Điện thoại : 0983.621.859 Email: [email protected] Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! |
- Hồ sơ, thủ tục bổ sung thông tin cổ đông mới và cách chia lợi nhuận
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Thủ tục thay đổi tên công ty
- DOANH NGHIỆP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG LUẬT?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Quy định về mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020?
- Xây dựng và thông báo Thang bảng lương trong doanh nghiệp
- Có được bắt người lao động cam kết làm việc lâu dài cho công ty?
- Tổng hợp các công việc về lao động đối với doanh nghiệp mới thành lập
- Các đối tượng được quyền giao kết hợp đồng lao động
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015