“Bật mí” cách uống rượu tốt cho sức khỏe

Trong khi rượu kém chất lượng, có nguồn gốc không rõ ràng được bán tràn lan, từ trong nam ngoài bắc. Việc tự bảo vệ sức khỏe mỗi khi phải uống rượu là điều nên làm.

Dưới đây là những chia sẻ về cách giữ gìn sức khỏe khi tiếp cận thường xuyên với rượu cũng như xử lý khi bị say rượu.

Bài viết tham khảo:

– Xin giấy phép kinh doanh rượu như thế nào?

1. Lưu ý khi chọn mua rượu

Chọn uống rượu ngoại là cách đơn giản nhất vì thường đã được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, rượu ngoại hiện nay cũng thật giả lẫn lộn. Rượu ngoại giả được sản xuất trong nước và cả ngoài nước nhập vào.

Rượu sản xuất trong nước, nên chọn mua sản phẩm của các loại rượu của các nhà máy lớn và có đủ uy tín. Các loại rượu tự chế tại các cơ sở tư nhân rất khó xác định được chất lượng.

Cồn được hấp thụ trên toàn tuyến của bộ phận tiêu hóa, bắt đầu ngay từ màng niêm mạc trong miệng. Cồn được hấp thụ ở đấy sẽ đi thẳng vào máu và được phân tán ra toàn cơ thể. Chính vì thế, nếu chọn rượu không an toàn và nhiều tạp chất, các bộ phận trên cơ thể đều bị ảnh hưởng rất nhiều, rất nhanh.

2. Rượu là chất kích thích nên không thể vì rượu tốt mà uống bao nhiêu cũng được

Ở người châu Âu, nghiên cứu chỉ ra rằng mất 1h để có thể phân hủy 1g cồn/10kg cân nặng. Có nghĩa một người nặng 70kg trong 1giờ chỉ có thể phân hủy được tối đa 7g cồn. Nếu trong giờ đó uống quá 7g cồn sẽ rất có hại cho cơ thể.

Tốc độ phân hủy cồn không tăng lên vì việc hay uống rượu.

Từ đó suy ra không được uống quá số lượng đó trong 1 giờ. Việc “Dzô, dzô” để uống thật nhiều hết sức nguy hại cho sức khỏe và cho gan nói riêng.

3. Trường hợp buộc phải uống rượu nhiều, cần phải làm gì để giảm tác hại

– Không tắm ngay sau khi uống:

Vì việc tắm ngay sau khi uống rượu sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiêt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch

– Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả:

Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.

– Không dùng trà ngay sau khi uống rượu, bia:

Trong trà có thành phần tanin kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn.

– Tuyệt đối không uống rượu, bia khi đói:

Khi bụng đói, lượng axit trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu. Vì vậy, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu, bia là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tác hại của rượu, bia với sức khỏe cơ thể.

– Không dùng nhiều loại rượu, bia cùng lúc: rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng… mỗi loại có thành phần và liều lượng khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn.

 – Không uống nhiều trong một lần:

Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say của bạn vì 1 lượng cồn lớn bất ngờ “đổ bộ” vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh say hơn.

 – Nên uống nhiều nước khi uống rượu, bia:

Nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say khi uống rượu.

 – “Làm ấm” rượu trước khi uống:

Đối với tất cả các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy “làm ấm” bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi. Từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.
– Không hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia: vì tăng nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng.

CÔNG TY TNHH THÀNH THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP

Địa chỉ : Phòng 201, Tầng 2 Tòa B10B, đường Nguyễn Chánh, phường Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại : 0369 131 905                       Email: [email protected]

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

Tin liên quan