Pháp luật về nhập khẩu phế liệu
Pháp luật về môi trường cho phép nhập khẩu phế liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình nhập khẩu phế liệu, cần phân biệt được đâu là phế liệu và đâu là chất thải, vì hai khái niệm này dễ gây nhầm lẫn và phải đảm bảo doanh nghiệp không nhập khẩu “nhầm” chất thải.

Phân biệt chất thải và phế liệu:
Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác (khoản 16 điều 3 Luật BVMT)
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (khoản 12 điều 3 Luật BVMT)
Có thể phân biệt phế liệu và chất thải theo 3 tiêu chí sau:
- Các yếu tố để trở thành phế liệu hoặc chất thải:
– Phế liệu: Là những vật liệu, sản phẩm tồn tại dưới dạng vật thể và được phân loại, lựa chọn.
– Chất thải: Là những vật chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí.
-> Các yếu tố trở thành chất thải rộng hơn của phế liệu.
- Các yếu tố bị từ bỏ giá trị sử dụng:
– Phế liệu: chủ sở hữu vật liệu, sản phẩm chủ động từ bỏ khai thác, sử dụng sản phẩm, vật liệu đó.
– Chất thải: Chủ sở hữu có thể chủ động từ bỏ khai thác, sử dụng vật chất hoặc buộc phải từ bỏ do vật hết giá trị sử dụng.
- Mục đích sau khi bị thải ra:
– Phế liệu: thu hồi và tái sử dụng làm nguyên liệu mới cho quá trình sản xuất sản phẩm khác
– Chất thải: không có mục đích sử dụng, và cần phải có biện pháp xử lý, tiêu hủy phù hợp với từng loại chất thải.
Pháp luật về nhập khẩu phế liệu:
- Chủ thể được nhập khẩu phế liệu: Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
- Các phế liệu được nhập khẩu vào Việt Nam: chỉ được nhập phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, nếu nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và được quy định trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài.
- Điều kiện nhập khẩu phế liệu:
– Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đảm bảo điều kiện về bảo vệ môi trường;
– Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt chuẩn kỹ thuật môi trường
– Ngoài ra, còn một số điều kiện khác do pháp luật quy định đối với trường hợp trưc tiếp nhập khẩu phế liệu hoặc trường hợp nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến việc nhập khẩu phế liệu. Nếu có bất cứ thắc mắc, khó khăn nào liên quan đến việc nhập khẩu phế liệu hoặc những vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ đến Tư vấn Luật L&K theo hotline: 0983.621.859 hoặc qua email: [email protected].
- Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
- Cấp giấy phép sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF
- Cấp điều chỉnh giấy phép sản xuất hóa chất bảng 2, bảng 3
- Cấp giấy phép sản xuất hóa chất bảng 2, bảng 3
- Thủ tục cấp điều chỉnh giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1
- Thủ tục cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1
- Hồ sơ và thời hạn của Giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp
- Thủ tục cấp lại giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1
- Dịch vụ làm Giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp tại Tư vấn Luật L&K
- 04 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất là gì?
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015