Tổng hợp các công việc về lao động đối với doanh nghiệp mới thành lập
Từ khi mới bắt đầu thành lập đến khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều công việc dưới sự điều chỉnh của pháp luật nói chung và lĩnh vực lao động nói riêng. Trong đó quản lý về lao động là một trong những công việc quan trọng đối với doanh nghiệp. Dưới đây, Tư vấn Luật L&K gửi đến quý khách hàng những công việc doanh nghiệp cần lưu ý trong lĩnh vực lao động khi mới thành lập công ty.
1.Khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Thành phần hồ sơ:
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Bảng khai trình sử dụng lao động (Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH).
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nếu doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Doanh nghiệp vẫn phải thực hiện khai trình sử dụng lao động nếu đến thời gian 30 ngày mà vẫn chưa có lao động làm việc tại doanh nghiệp.
2. Lập và sử dụng sổ quản lý lao động
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải lập Sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Sổ quản lý lao động có thể được lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý, nhưng phải đảm bảo 16 nội dung cơ bản về người lao động sau đây:
1. Họ và tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu);
2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật;
3. Bậc trình độ kỹ năng nghề;
4. Vị trí việc làm;
5. Loại hợp đồng lao động;
6. Thời điểm bắt đầu làm việc;
7. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
8. Tiền lương;
9. Nâng bậc, nâng lương;
10. Số ngày nghỉ trong năm, lý do;
11. Số giờ làm thêm (vào ngày thường; nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm; nghỉ lễ, tết);
12. Hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
13. Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề;
14. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
15. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
16. Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
Doanh nghiệp có trách nhiệm ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực và cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào Sổ quản lý lao động.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện; thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan nhà nước liên quan có quyền yêu cầu doanh nghiệp xuất trình Sổ quản lý lao động của bên mình.
3. Xây dựng và thông báo thang lương, bảng lương
Doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng Thang lương, Bảng lương của mình. Đây là cơ sở để thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Doanh nghiệp phải căn cứ theo Mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định mức lương cho từng chức danh, công việc, nhóm công việc sao cho phù hợp với các nguyên tắc mà pháp luật quy định.
4. Xây dựng và thông báo định mức lao động
Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng định mức lao động để làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương và chi trả lương cho người lao động.
5. Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động
Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì phải có Nội quy lao động bằng văn bản.
6. Xây dựng và ban hành Quy chế dân chủ cơ sở
Doanh nghiệp phải xây dựng Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như của doanh nghiệp.
7. Xây dựng và thông báo Thỏa ước lao động của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết thỏa ước lao động tập thể, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo về nội dung thỏa ước của mình với Sở Lao động- Thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
8. Thành lập công đoàn trong công ty.
Khi có ý nguyện thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp thì người lao động sẽ phải tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp.
——————————————————————————————————————————————————-——————
Trên đây là những thông tin tham khảo. Hy vọng có thể mang lại thông tin hữu ích cho Quý khách hàng.
Tư vấn Luật L&K luôn lấy kết quả của quý khách là mục tiêu, sự hài lòng là thước đo.
Mọi thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
![]() |
Tư vấn Luật L&K– Tư vấn trực tiếp, nhanh chóng qua SĐT: 0983.621.859 – Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: 85 Định Công Thượng, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội – Tư vấn qua Email: [email protected] – Tư vấn ngoài trụ sở Văn phòng: Liên hệ 0983.621.859 để đặt lịch gặp Luật sư tư vấn Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! |
- Hồ sơ, thủ tục bổ sung thông tin cổ đông mới và cách chia lợi nhuận
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Thủ tục thay đổi tên công ty
- DOANH NGHIỆP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG LUẬT?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Quy định về mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020?
- Xây dựng và thông báo Thang bảng lương trong doanh nghiệp
- Có được bắt người lao động cam kết làm việc lâu dài cho công ty?
- Các đối tượng được quyền giao kết hợp đồng lao động
- Một số quy định chung về Hợp đồng lao động cần biết
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015