Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh
Tư vấn Luật L&K xin được cung cấp một số thông tin cần thiết về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép kinh doanh để quý bạn đọc có thể phân biệt được rõ ràng hai loại giấy tờ quan trọng này.

0961 961 043
Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2014
1. Khái niệm
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
– Còn giấy phép kinh doanh Là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều kiện cấp
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật doanh nghiệp 2014;
+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
– Giấy phép kinh doanh: Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định (chẳng hạn kinh doanh bán lẻ thuôc lá, kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu, …)
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.)
3. Thủ tục cấp
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Hồ sơ hợp lệ với mỗi loại hình doanh nghiệp
– Giấy phép kinh doanh:
+ Đơn xin phép
+ Hồ sơ hợp lệ
+ Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện
4. Thời hạn tồn tại
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh: do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép.
Trên đây là tư vấn của Tư vấn Luật L&K để các bạn tham khảo. Nếu quý khách hàng có bất kì thắc mắc nào, xin liên hệ: 0961961043; hoặc email: [email protected]. Tư vấn Luật L&K chúng tôi luôn hỗ trợ tư vấn và phục vụ tận tình.
Có thể tham khảo thêm:
Tư vấn và Dịch vụ Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Hợp danh
Xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu ở đâu?
- Hồ sơ, thủ tục bổ sung thông tin cổ đông mới và cách chia lợi nhuận
- Khác nhau giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
- Thủ tục thay đổi tên công ty
- DOANH NGHIỆP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG LUẬT?
- Một số công việc doanh nghiệp cần làm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Quy định về mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020?
- Xây dựng và thông báo Thang bảng lương trong doanh nghiệp
- Có được bắt người lao động cam kết làm việc lâu dài cho công ty?
- Tổng hợp các công việc về lao động đối với doanh nghiệp mới thành lập
- Các đối tượng được quyền giao kết hợp đồng lao động
-
Tài sản góp vốn trong công ty được quy định như t...
T6, 06 / 2020 -
Thủ tục Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
T4, 09 / 2017 -
Hồ sơ giải thể công ty cổ phần gồm những gì?...
T3, 09 / 2017
-
Tư vấn và dịch vụ tách thửa đất hoặc hợp thửa đất...
T5, 11 / 2015 -
Đăng ký biến động đất
T5, 11 / 2015 -
Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực...
T5, 11 / 2015 -
Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất...
T5, 11 / 2015 -
Chuyển mục đích sử dụng đất
T5, 11 / 2015